[NĂM NHẤT – HỌC KỲ 1]
Học kỳ đầu các bạn sẽ học Đại cương bao gồm các môn sau:
Toán Cao Cấp 1(3TC), Vật lý đại cương(4TC), Hóa đại cương(2TC), Hình học họa hình(2TC), Xây dựng nhập môn(2TC).
Các môn học trên đều thuộc giảng dạy của khoa Khoa học cơ bản, Văn khoa tại phòng A201.
TOÁN CAO CẤP 1
Nên lưu ý một số điều sau đây:
1/ Nên nắm bài ngay trên lớp, về nhà coi lại lý thuyết rồi làm các dạng của phần đó cho nhớ;
2/ Nên học những phần mà giảng viên dạy và nhấn mạnh vì những phần đó sẽ ra cuối kì, tham khảo bài tập của các lớp khác;
3/ Cố gắng đạt điểm tối đa giữa kì tạo thuận lợi cho thi cuối kì, đặc biệt là tích cực tham gia phát biểu, không chỉ cộng điểm giữa kỳ mà bạn còn bắt kip bài tốt hơn và luyện kỹ năng giải BT;
4/ Thời gian nghi trước khi thi nên lên trường học nhóm, ở đó dễ dàng lấy lại kiến thức thông qua việc trao đổi và làm bài tập với nhau;
5/ Về cấu trúc đề thì từ 4 or 5 câu mức độ từ thấp đến cao, riêng câu khó thướng là tích phân chiếm từ 1 dến 2đ. Xếp hạng học chế tín chỉ ta chi cần 8,5d là loại A nên nếu giữa kì được 3đ rối thì chỉ cần cuối kì 8đ la được vì vậy không nên cố gắng vào câu khó mà hãy làm chắc từng câu một...
HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
- Kiến thức của hóa đại cương khá giống hóa lớp 10, với môn này ta sẽ được học về cấu tạo hạt nhân, nguyên tử...và thêm một số kiến thức mới cũng không quá khó;
- Hình thức thi môn này là trắc nghiệm đối với cuối kì, còn giữa kì là làm bài tự luận hoặc thuyết trình;
- Để qua được môn này thì cần nắm được lí thuyết, vận dụng làm bài tập..
- Và hình như để ôn cuối kì thì có một tập trắc nghiệm của máy năm trước để lại hoặc liên hệ giảng viên. Những năm trước ôn chắc tập trắc nghiệm có thể được 70% điểm.
- Nên giải bài tập và trao đổi nhóm trước khi thi.
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
- Từ nền tảng của vật lý cấp 3 và mở rộng, nâng cao lên. Gồm 3 chương: Cơ, Điện, Điện từ trong đó chương Cơ, Điện là nòng cốt của đề thi, điện từ thi do có các kiến thức phải học toán 3 mới có thể giải toán được nên chương này chỉ ra một câu và không phải tính toán nhiều.
- Vì vậy đề thi chiếm nhiều bài tập ở cơ và điện, đề thi có khoảng 3-4đ lý thuyết dưới dạng trả lời( bao gồm lý thuyết thuần túy và vận dụng lt để giải thích một số hiện tượng trong thực tế), còn lại là bài tập: 2 bài cơ(động, động lực....kiến thức khá giống lý cấp 3), 1 bài điện, 1 bài diện từ nhưng không yêu cầu tính toán nhiều...
- Môn này 4 chỉ nên các bạn cần tập trung học để đạt kết quả tốt nhất.
- Cuối cùng cần có sự may mắn khi thi môn này( gv ra đề vừa sức, cầm trúng tài liệu có bài tương tự với đề thi ^^
HÌNH HỌC HỌA HÌNH(XD)
- Hình học họa hình - khá mới mẻ, được giảng viên gọi là ngôn ngữ của ngành kĩ thuật
- Ban đầu tiếp xúc môn học này các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biêt là khi giảng viên từ khoa Kiến trúc.
- Dễ rớt nếu chủ quan, và một phần vì lạ.
- Cách học: khi học trên trường xong, về nhà nên coi lại và nghiên cứu về những thứ được học, làm và tìm hiểu các bài tập cuối bài-cuối chương. Khi học sẽ được giảng viên cho một số bảng ghi nhớ để học, vì môn này mới mẻ nên khó nói sâu, kỹ...vì vậy khi học cần quan tâm đến môn này.
- Bài tập của môn HHHH là giao giữa đường thẳng và đường thẳng, đường thẳng và mặt phẳng, mặt phẳng và mặt phẳng, mặt phẳng và khối ( trụ, chóp, nón,...).
- Điều cần chú ý để làm bài tập môn này là để ý tới hình chiếu suy biến( khi học sẽ biết), giới hạn của đề thi cũng chỉ ra ở bài tập có hình chiếu suy biến, ko có hình chiếu suy biến bài tập rất phức tạp vì vậy dề thi sẽ có một câu khó có thể là loại này chiếm khoảng 1đ.
- Tóm lại môn này nếu ai chăm chỉ sẽ qua dễ dàng...
Hình thức học tập tốt nhất luôn là chủ động, học nhóm và giải nhiều bài tập. Đề thi hàng năm đều thuộc dạng đã học nhưng phức tạp hơn nhiều hoặc có nhiều chỗ dễ sai. Chỉ khi bạn có mục tiêu rõ ràng, rèn luyện và phương pháp học tập đúng mới dạy kết quả cao nhất.
Nhân sự CLB hỗ trợ các bạn năm Nhất XD13:
Môn Toán Cao cấp 1: Lê Hồng Chí, Phạm Trung Nguyên;
Môn Vật lý đại cương: Nguyễn Thị Tuyết Hằng;
Môn Hình học họa hình: Trần Châu Báu, Nguyễn Đình Nguyên.
Câu lạc bộ sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề, bài tập báo trước cho năm Nhất. Các vấn đề, BT thắc mắc các bạn có thể gửi về FB Câu lạc bộ Xây dựng trẻ, email xaydungtre.103@gmail.com hoặc blog xaydungtre.blogspot.com.
Bài viết từ bạn Trần Châu Báu XD12.