Được tạo bởi Blogger.

26/11/14

Tag: ,

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP 1 & 2

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP 1 & 2


Hình: Một công trình biệt thự Quận Tân Bình(Nguồn: Anh Dương Chí Dũng)

1. Điều kiện ràng buộc
- Học phần tiên quyết:  Sức bền vật liệu 1 và 2, Cơ học kết cấu 1.(Bắt buộc phải học trước để có kiến thức căn bản về hệ chịu lực và biến dạng, đặc trưng hình học…)
- Học phần học trước:  Vật liệu xây dựng, Cơ học đất. (Có ảnh hưởng đến môn học. Giúp ích cho việc liên kết giữa các môn học. Chủ động về mặc kiến thức)
- Học phần song hành:  Kết cấu gỗ - gạch đá, Kết cấu thép 1, Cơ học kết cấu 2, Nền 
móng công trình. (Có thể học qua hoặc chưa học không quan trọng. Nhưng các môn này có mối quan hệ lẫn nhau. Nên vận dụng kiến thức đã học để liên kết các môn học trên lại với nhau)
-       Phần mềm cần biết: Excel, Autocad, Sap2000 hoặc Etabs. Kỹ năng trình bày văn bản, báo cáo.

2. Nội dung: Cấu kiện cơ bản. Các nội dung chủ yếu của môn:
LÝ THUYẾT
Chương 1: Tính chất cơ lý của vật liệu BTCT 
Chương 2: Nguyên lý cấu tạo kết cấu BTCT
Chương 3: Cấu kiện chịu uốn(tính theo TTGH I)
Chương 4: Kết cấu sàn
Chương 5: Cấu kiện chịu nén
Chương 6: Cấu kiện chịu kéo - chịu xoắn
Chương 7: Tính toán kết cấu BTCT theo TTGHII
Chương 8: Khái niệm kết cấu BTCT ứng lực trước

PHẦN THỰC HÀNH ĐỒ ÁN: KẾT CẤU SÀN SƯỜN TOÀN KHỐI CÓ BẢN DẦM
Chương 1: Thiết kế bản
Chương 2: Thiết kế dầm phụ
Chương 3: Thiết kế dầm chính

3. Mục tiêu của học phần
Đối với BTCT 1:
- Nắm được các nguyên lý cơ bản trong tính toán và cấu tạo kết cấu BTCT. ( Chú ý rằng kết cấu BTCT rất phổ biến ở VN nên việc biết cách thiết kế các cấu kiện cơ bản là rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu, thực hành => Cần chú trọng kiến thức môn này)
- Biết các cách cấu tạo và tính toán các cấu kiện cơ bản của kết cấu BTCT.
- Biết cấu tạo và tính toán các dạng kết cấu sàn BTCT toàn khối.
- Là tiền đề để học BTCT2 các cấu kiện nhà cửa và cấu kiện đặc biệt
Đối với BTCT 2:
- Có được kỹ năng tính toán cấu kiện đặt biệt: Cầu thang, bể nước …Phục vụ cho đồ án tốt nghiệp.( Sinh viên thường không  nắm vững kiến thức phần này )
- Biết quy trình tính môn hệ công trình bên trên bằng BTCT.

3. Nhận định về môn học
- Là môn được xem và môn chính , chủ yếu và quan trọng đầu tiên của sinh viên năm 3. Gắn liền nhiều kiến thức quan trọng cho công việc thiết kế. ( Nếu có định hướng thiết kế nên học tốt môn này)
- Độ khó: cao. Là môn đầu tiên của năm 3 có thực hiện đồ án. Với dung lượng làm việc nhiều ( đồ án + bài tập tiểu luận, giữa kì + kiểm tra cuối kì) nên cần tập trung học tập , tìm kiếm tài liệu để có thể thao tác các quá trình đúng và không sai sót, tránh tình trạng mất thời gian.
- Nên tập trung các chương chính như: Kết cấu chịu uốn và kết cấu chịu nén. Và tìm hiểu( đọc để biết không cần đi chi tiết do chủ yếu là các thông số và phương thức ): Kết cấu sàn , dầm , thông số bê tông…
- Để học hiệu quả cần: Trang bị đầy đủ sách vỡ ( Sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu trên mạng : các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, bảng tra số liệu bê tông cốt thép), trang thiết bị (máy tính và laptop), kiến thức ( kiến thức chuyên ngành, kỹ năng tìm kiếm tài liệu, kỹ năng tra cứu và tự học, khả năng chuyên môn về tin học: Autocad, Excel, Visual Basic, MATLAB. Càng biết nhiều càng tốt nhưng bắt buộc phải thông thạo Autocad)

Đối với BTCT 2 cần:
- Nắm vững cách tính thép sàn, dầm, cột của BTCT1 và do số lượng tính toán nhiều nên thực hiện file tính excel tự viết cho các cấu kiện đó ( đòi hỏi kiến thức và phần mềm , nên chuẩn bị trong lúc đang học)
- Cần sử dụng tốt sap2000 và etabs tính toán nội lực.
- Chú trọng chương II và kiến thức BTCT 1 ( kiến thức từ BTCT1 là chủ yếu) để làm đồ án  và chú trong Chương II,IV,V để thi cuối kì chiếm 50% số điểm còn lại là đồ án.

4. Tài liệu tham khảo
[1] TCVN 5574:2012: Kết cấu Bê tông và BTCT - Tiêu chuẩn thiết kế
[2] TCVN 2737:1995: Tải trọng và tác động
[3] Phan Quang Minh , Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống, Kết cấu Bê tông cốt thép, NXB KHKT Hà Nội, 2011.
[4] Nguyễn Đình Cống, Tính toán tiết diện cột BTCT , NXB Xây dựng, 2006.
[5] Nguyễn Đình Cống, Sàn sườn bê tông toàn khối, NXB Xây dựng, 2008.
[6] Nguyễn Văn Hiệp, Hướng dẫn đồ án môn học BTCT 1: Sàn sườn toàn khối có bàn dầm, NXB ĐHQG TP.HCM, 2007.
[7] Bộ xây dựng, Cấu tạo bê tông cốt thép, NXB Xây dựng, 2004.
[8] Nguyễn Khắc Mạn, Nguyễn Hữu Anh Tuấn, Đỗ Huy Thạc, Giáo trình Kết cấu Bê tông cốt thép, Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, lưu hành nội bộ năm 2008.

Sử dụng tài liệu: Tính toán theo Tiêu chuẩn Việt Nam và các Quy phạm mới nhất do Bộ Xây dựng ban hành. Các bạn có thể tham khảo các sách sau theo thứ tự ưu tiên.
Thư mục tham khảo: Tại đây.

Bài viết dựa trên tổng hợp và kiến thức của một sinh viên Năm 4 ĐH Kiến trúc TP. HCM dựa theo Đề cương môn học của Khoa Xây dựng-ĐH Kiến trúc TP .HCM. 
Mọi thắc mắc và góp ý xin gửi về CLB Xây dựng Trẻ: Facebook.com/xaydungtre.103 hoặc xaydungtre.103@gmail.com.
- BCN Trương Cầu Vinh-
 

Welcome to the Club